- Căn cứ Quyết định số 5530/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc công bố danh mục thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan trong lĩnh vực công tác văn phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông A công bố danh mục thủ tục hành chính nội bộ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Thành phố tại địa chỉ: https://hochiminhcity.gov.vn/ (Thủ tục hành chính nội bộ) thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân Thành phố như sau:
– Trình tự thực hiện:
* Trường hợp thực hiện theo kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành
Bước 1: Căn cứ Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, các cơ quan được giao chủ trì rà soát, đánh giá thủ tục hành chính hoặc nhóm thủ tục hành chính có liên quan tập trung tiến hành rà soát theo yêu cầu về mục tiêu và tiến độ của kế hoạch; tổng hợp kết quả rà soát và dự thảo Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Bước 2: Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, đánh giá chất lượng rà soát theo các nội dung: việc sử dụng biểu mẫu rà soát, đánh giá, bảng tính chi phí tuân thủ; chất lượng phương án đơn giản hóa; tỷ lệ cắt giảm số lượng thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính theo mục tiêu Kế hoạch đã đề ra.
Bước 3: Trên cơ sở đánh giá chất lượng của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, các cơ quan được giao chủ trì rà soát, đánh giá hoàn thiện kết quả rà soát, đánh giá và dự thảo Quyết định thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với từng lĩnh vực hoặc theo nội dung được giao chủ trì (theo mẫu), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Thành phố phê duyệt.
* Trường hợp cơ quan, đơn vị tự đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính
Bước 1: Các cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính theo Điều 25, Điều 26 và Điều 27 tại Thông tư 02/2017/TT-VPCP (theo mẫu).
Bước 2: Căn cứ vào kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính, các cơ quan, đơn vị báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính theo lĩnh vực và dự thảo Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Bước 3: Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, đánh giá chất lượng rà soát theo các nội dung: việc sử dụng biểu mẫu rà soát, đánh giá, bảng tính chi phí tuân thủ; chất lượng phương án đơn giản hóa; tỷ lệ cắt giảm số lượng thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Bước 4: Trên cơ sở đánh giá chất lượng của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, các cơ quan, đơn vị hoàn thiện kết quả rà soát, đánh giá và dự thảo Quyết định thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với từng lĩnh vực hoặc theo nội dung được giao chủ trì (theo mẫu), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
– Cách thức thực hiện: Trực tuyến (thông qua Phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc).
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Trường hợp thực hiện theo kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành:
(1) Tờ trình của cơ quan, đơn vị.
(2) dự thảo Quyết định.
(3) dự thảo Phương án.
Trường hợp cơ quan, đơn vị tự đề xuất:
(1) báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính.
(2) Tờ trình của đơn vị.
(3) dự thảo Quyết định.
(4) dự thảo Phương án.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định (Theo quy chế làm việc của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố).
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.
– Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố.
+ Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính.
– Phí, lệ phí (nếu có): Không.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ PHỤ LỤC VI – Mẫu Quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa (Kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ).
+ PHỤ LỤC VII – Biểu mẫu rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (Biểu mẫu 02/RS-KSTT) (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ).
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
+ Việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính phải bảo đảm các yêu cầu về tính cần thiết, hợp lý, hợp pháp và với chi phí thực hiện thấp nhất; quy định đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm tính khả thi của thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện và cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.
+ Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, nếu phát hiện thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính có vướng mắc, bất cập, gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân mà chưa có trong Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính kịp thời đề xuất cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc rà soát, đánh giá.
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
+ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.
+ Thông tư 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.